Tôi đọc Bóng ma trong nhà hát của Gaston Leroux vào đêm khuya, có tiếng mưa, rất lãng mạn.
Thế nhưng, kết cục của Erik, phantom of the opera, làm tôi chạnh lòng. Leroux viết nó dựa trên 1 câu chuyện có thật về việc người ta tìm thấy 1 bộ thi hài nằm trong căn phòng bí mật bên trong nhà hát Opera Paris.
Rất lâu sau, tôi có thể sẽ quên đi cô diễn viên Christine tài năng, quên tử tước Raoul De Chagny và mối tình của cả 2, quên cả mối tình đơn phương bi kịch của Erik với Christine – 1 trong những lí do làm vở nhạc kịch The phantom of the opera nổi tiếng nhưng tôi sẽ không bao giờ quên bi kịch của Erik, bi kịch cuộc đời một “con ma”.

Erik là “ma” đúng nghĩa, anh sinh ra với 1 khuôn mặt dị dạng, méo mó, ko đc ngay cả chính bố mẹ mình yêu thương trong khi khao khát của anh chỉ là một “nụ hôn yêu thương được đặt trên trán”, thứ mà anh ko nhận đc cho đến tận khi 3 tuần trước khi chết.
Cũng bởi ko đc yêu thương, phải lang thang kiếm sống, Erik đã phát triển tài năng ảo thuật của mình, tài năng âm nhạc của mình thành bậc thầy.
Có đau đớn ko khi anh phải trốn chạy suốt cả cuộc đời vì chính tài năng của mình? Đến khi anh tìm đc nơi cư ngụ, mà bi kịch thay, lại là trong tầng hầm của nhà hát, thì anh lại phải lòng cô diễn viên Christine, người luôn nghĩ anh như 1 thiên thần âm nhạc.
Anh đã chuẩn bị kết cục cho mình, chôn thuốc nổ dưới tầng hầm để chết, để kéo theo nhiều người cùng chết, cho tráng lệ. Nhưng anh đã nhấn chìm khối thuốc nổ khổng lồ ấy vì suy cho cùng, như lời lão Ba Tư đã nói “hắn có 1 trái tim chứa đựng cả thế giới và rốt cuộc hắn phải bằng lòng với 1 cái hầm”.
Bi kịch của Erik, là bi kịch của 1 con người khao khát tình yêu, ko, khao khát yêu thương, dẫu sự thương yêu đó bắt nguồn từ thương hại. Erik hiện lên như 1 “con ma nhà hát”, 1 nhân vật phản diện, gây tội ác và nỗi kinh hoàng cho nhà hát, thế nhưng “Erik khốn khổ tội nghiệp, phải thương xót hắn ư? Rõ ràng là phải thương xót ma Nhà hát”.
Bảo Châu