NGƯỜI CHÂU Á CÓ BIẾT TƯ DUY?
Kishore Mahbubani, là nhà ngoại giao nổi tiếng châu Á trong những năm 1980-1990 trong vai trò trưởng đại diện của Singapore tại Liên Hiệp Quốc (LHQ). Ông là hiệu trưởng đầu tiên của Trường chính sách công Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew School of Public Policy) thuộc Đại học NUS ở Singapore. Là một người “đã may mắn được đi qua nhiều nền văn hóa và nhiều thời kì khác nhau”, vì vậy Mahbubani có những trải nghiêm khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau trong bối cảnh văn hóa khác nhau.
“Người Châu Á có biết tư duy?” ( Can Asians think ?) – Đó là câu hỏi được đặt cho tên của cuốn sách. Một câu hỏi đầy khiêu khích với người đọc. Cuốn sáchlà tập hợp những bài viết của Kishore Mahbubani đã được đăng trên các tạp chí uy tín ở Mỹ và châu Á như Foreign Affairs, National Interest, Washington Quarterly, AsiaWeek, v.v. Ngoài ra nó còn bao gồm các bài thuyết trình đã được tác giả trình bày tại các hội nghị quốc tế. Quyển sách đi tìm câu trả lời cho hai vấn đề. Một là: “Bạn có thể nghĩ được không? Nếu có, tại sao các xã hội châu Á lại để mất cả ngàn năm và tụt hậu nhiều so với các xã hội châu Âu – các xã hội đến đầu thiên niên kỷ này đã vượt rất xa chúng ta?”. Hai là : “Người Châu Á có biết nghĩ cho bản thân họ không?”.
Cuốn sách được chia làm 4 phần
– Phần 1 : Sự trở lại của châu Á
– Phần 2 : Phương Tây và phần còn lại
– Phần 3 : Châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á
– Phần 4 : Mối quan tâm toàn cầu
Với cuốn sách này của ông, nó đã giúp ông được Foreign Policy chọn là 100 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
1. “Trong tuyển tập bài viết xuất bản lần đầu năm 1998 này, có vài câu hỏi Kishore Mahbubani tìm cách giải đáp đi ngược lại quan điểm thịnh hành tại phương Tây cho rằng sự thống lĩnh của nền văn minh phương Tây suốt 500 năm qua chứng tỏ nó là nền văn minh toàn cầu duy nhất, Người châu Á có biết tư duy? phản biệt rằng các nền văn minh khác vẫn đang và sẽ có những đóng góp ngang sức ngang tài cho sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại trong tương lai. Được phong là một Toynbee của châu Á, một “Max Weber của Khổng giáo”, Mahbubani tiếp tục soi rọi những lập luận trọng tâm của mình bằng những bài viết mới trong ấn bản lần thứ tư, dẫn dắt chúng ta bước vào thiên niên kỷ mới.”
– NXB Marshall Cavendish
2. “ Phân tích của Mahbubani về quá khứ và những dự báo tương lai giống như lời thức tỉnh cho cả Tây phương lẫn Á châu… Nếu bạn muốn biết những người khác đang nhìn nhận về chúng ta như thế nào – và những sự kiện 11/9 càng nhấn mạnh tính cần thiết này – thì theo chỗ tôi biết, chẳng có cuốn cẩm nang nào hay hơn cuốn này của Kishore Mahbubani. Tập hợp các bài luận sống động của ông vừa cung cấp thông tin vừa thách thức tư duy của bạn.”
“Cuốn sách là tập hợp các bài luận đỉnh cao nhất, hành văn tao nhã… Mahbubani có biệt tài công kích trong việc vạch ra vấn đề mấu chốt và đưa ra luận cứ mạnh mẽ cho nó.”
– Samuel P. Huntington, Tác giả “Sự va chạm giữa các nền văn minh”
Thư Viện Khoa Học